Kết quả thực hiện các nội dung, chỉ tiêu Chuyển đổi số trên địa bàn thị trấn Cành Nàng năm 2022

Ngày 02/02/2023 00:00:00

Báo cáo kết quả thực hiện các nội dung, chỉ tiêu Chuyển đổi số trên địa bàn thị trấn Cành Nàng năm 2022
(Số 255/BC-UBND, ngày 16/12/2022 của UBND thị trấn Cành Nàng)

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG

Thị trấn Cành Nàng có diện tích tự nhiên 25,22 km2; dân số 10.202 người, với 2.495 hộ; gồm 22 khu phố.

Thực hiện Quyết định số 969/QĐ-UBND ngày 18/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu hoàn thành chuyển đổi số

cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025;

Trên cơ sở hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông tại Công văn số 2115/STTT-CNTT ngày 05/10/2022 về việc hướng dẫn

mô hình, nội dung chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân thị trấn Cành Nàng báo cáo kết quả thực hiện

như sau:

I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Công tác Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện

- Đảng ủy thị trấn đã ban hành Công văn số 62-CV/ĐU ngày 15/6/2022 về lãnh đạo công tác chuyển đổi số trên địa bàn thị trấn

Cành Nàng năm 2022.

- Quyết định số 3348/QĐ-UBND ngày 20/6/2022 về việc thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số thị trấn Cành Nàng.

- Quyết định số 3349/QĐ-BCĐ ngày 22/6/2022 của BCĐ chuyển đổi số thị trấn về việc phân công nhiệm vụ cho thành viên Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số.

- Quyết định số 3350/QĐ-BCĐ ngày 22/6/2022 của BCĐ chuyển đổi số thị trấn về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số thị trấn.

- Quyết định 2290/QĐ-UBND ngày 07/4/2022 và Quyết định số 3324/QĐ-UBND ngày 21/4/2022 của UBND thị trấn về thành lập tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn thị trấn Cành Nàng.

2. Công tác thông tin, tuyên truyền

- Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 24/4/2022 về Truyền thông thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thị trấn Cành Nàng.

- Hệ thống Đài truyền thanh thị trấn có chuyên mục riêng về chuyển đổi số. Tần suất phát, thu phát sóng từ 4 lần/1 tháng trở lên

và tiếp sóng đài huyện, tỉnh, Trung ương thường xuyên mỗi khi có chuyên mục về chuyển đổi số quốc gia.

- Trong năm 2022 treo 10 lượt băng rôn khẩu hiệu tuyên truyền về công tác chuyển đổi số quốc gia và triển khai tại địa phương.

3. Công tác ban hành các cơ chế, chính sách, văn bản, quy định

- Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 05/4/2022 về Chuyển đổi số thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày 06/4/2022 về triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ Chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

- Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 24/02/2022 về Chuyển đổi số trên địa bàn thị trấn Cành Nàng năm 2022.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU, MỤC TIÊU

1. Đánh giá mức độ đạt theo các chỉ tiêu, nội dung về Chính quyền số:

1.1. Cán bộ công chức UBND thị trấn có 31/31 đã được cấp và thường xuyên sử dụng thư điện tử công vụ, đạt 100%.

* Đánh giá: Đạt

1.2. Lãnh đạo, cán bộ, công chức thị trấn, chỉ đạo điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử, đạt 100%.

* Đánh giá: Đạt

1.3. Các văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản mật theo quy định).

- Tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử của UBND thị trấn 1.110/1.110 tổng số văn bản của thị trấn (01/12/2021 đến 30/11/2022), đạt

100%.

* Đánh giá: Đạt

1.4. Hồ sơ TTHC tại UBND thị trấn tiếp nhận xử lý được cập nhật, quản lý và giải quyết trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

- UBND thị trấn đã tiếp nhận và xử lý 1.110/1.110, đạt 100%.

* Đánh giá: Đạt

1.5. Tỷ lệ hồ sơ TTHC tiếp nhận, giải quyết trực tuyến.

- UBND thị trấn đã tiếp nhận, xử lý, giải quyết trực tuyến 1.110/1.110, đạt 100%.

* Đánh giá: Đạt

1.6. Ứng dụng nền tảng số hỗ trợ chính quyền cấp xã giao tiếp, tương tác và tiếp nhận các ý kiến, phản ánh, kiến nghị của người dân thông qua công nghệ số.

* Đánh giá: Đạt

1.7. Khai thác, sử dụng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, phần mềm, nền tảng ứng dụng dùng chung từ Trung ương đến địa phương đảm bảo thông suốt, hiệu quả.

- UBND thị trấn đã sử dụng toàn bộ phần mềm, nền tảng ứng dụng dùng chung theo quy định, để khai thác và thực hiện.

* Đánh giá: Đạt

1.8. Đã triển khai các nền tảng công nghệ, ứng dụng phòng, chống dịch theo các hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Thông tin &

Truyền thông.

- UBND thị trấn đã triển khai ứng dụng gồm 4/5 như: Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19; Ứng dụng PC-Covid; Ứng dụng

Smart Thanh Hóa; Ứng dụng phản hồi Thanh Hóa.

* Đánh giá: Đạt

1.9. Trang thông tin điện tử thị trấn. Hoạt động tuân theo qui định Nghị định số 42/2022/NĐ-CP.

* Đánh giá: Đạt

1.10. Thực hiện đảm bảo các chỉ tiêu về Chuyển đổi số theo từng giai đoạn và hàng năm.

- Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 05/4/2022 về Chuyển đổi số thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày 06/4/2022 về triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ Chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

- Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 24/02/2022 về Chuyển đổi số trên địa bàn thị trấn Cành Nàng năm 2022.

* Đánh giá: Đạt

1.11. Tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng số cho đội ngũ cán bộ công chức, người lao động của cơ quan.

- Ngày 26/4/2022 UBND tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn trực tuyến toàn tỉnh cho thành viên Ban Chỉ đạo cấp thị trấn và 66 thành viên của 22 Tổ công nghệ số cộng đồng 22 khu phố.

- Ngày 26/8/2022 UBND thị trấn tổ chức Tập huấn hướng dẫn chuyển đổi số trên địa bàn thị trấn Cành Nàng.

- Ngày 01/12/2022 UBND thị trấn tổ chức lễ ra mắt mô hình “Điểm công nghệ số cộng đồng” trên địa bàn thị trấn Cành Nàng.

- Ngoài ra các đồng chí lãnh đạo UBND, công chức phụ trách chuyển đổi số thị trấn đã được tham gia các hội nghị tập huấn do
cấp trên tổ chức.

* Đánh giá: Đạt

+ Chỉ tiêu đạt: 11/11.

2. Đánh giá mức độ đạt theo các chỉ tiêu, nội dung về Kinh tế số:

2.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất và người dân về chuyển đổi số, phát triển kinh tế, mua bán, phân phối hàng hóa dựa trên môi trường mạng.

- Hệ thống Đài truyền thanh thị trấn có chuyên mục riêng về chuyển đổi số. Tuyên truyền thường xuyên về các chủ trương

chuyển đổi số; ngoài ra còn treo băng rôn khẩu hiệu tuyên truyền theo chủ đề được 10 lượt.

* Đánh giá: Đạt

2.2. Sản phẩm OCOP có thế mạnh của thị trấn đưa lên sàn thương mại điện tử Vỏ sò và Postmart.

- Hiện có 3/3 sản phẩn OCOP gồm: Lạp Sườn họ Hoàng, Khâu Nhục họ Hoàng, Trà Quýt hoi đã đưa lên sàn thương mại điện tử,

đạt 100%.

* Đánh giá: Đạt

2.3. Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, sản xuất và người dân có sản phẩm OCOP, sản phẩm có lợi thế được đưa sàn thương mại điện tử postmart.vn, voso.vn và các sàn thương mại điện tử khác.

- Đã hướng dẫn, hỗ trợ 3/3 sản phẩn OCOP gồm: Lạp Sườn họ Hoàng, Khâu Nhục họ Hoàng, Trà Quýt hoi đã đưa lên sàn

thương mại điện tử, đạt 100%.

* Đánh giá: Đạt

2.4. Tỷ lệ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân sử dụng các kênh thanh toán không dùng tiền mặt để giao dịch trực tuyến.

- Đã triển khai và có trên 70% người dân sử dụng các kênh như: thanh toán tiền điện, cước điện thoại, cước phí các dịch vụ Internet.

* Đánh giá: Đạt

2.5. Nhà ở, cá nhân hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trên địa bàn thị trấn được gắn mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số.

* Đánh giá: Đang triển khai

2.6. Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Hộ sản xuất, kinh doanh có ứng dụng các nền tảng công nghệ số để thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất, kinh doanh.

- Trên địa bàn thị trấn có trên 60% ứng dụng các nền tảng công nghệ số để thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất, kinh doanh.

* Đánh giá: Đạt

+ Chỉ tiêu đạt: 4/6

+ Chỉ tiêu đang triển khai: 2/6

3. Đánh giá mức độ đạt theo các chỉ tiêu, nội dung về Xã hội số:

3.1. Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn thị trấn được thông tin, phổ biến, đào tạo về các dịch vụ công trực tuyến, các dịch vụ số (y tế, giáo dục..)

- Thị trấn Cành Nàng thường xuyên tổ chức các đợt tuyên truyền như: Tổ chức lễ ra mắt mô hình “Điểm công nghệ số cộng đồng” trên địa bàn thị trấn Cành Nàng; các hội nghị, cuộc họp nhân dân; trên hệ thống Đài truyền thanh thị trấn; treo băng rôn khẩu hiệu tuyên truyền.

- Có trên 75% người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn thị trấn được thông tin, phổ biến, đào tạo về các dịch vụ công trực tuyến, các dịch vụ số.

* Đánh giá: Đạt

3.2. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác.

- Hiện có 4.850/7.690 người có tài khoản, chiếm 63%.

* Đánh giá: Đạt

3.3. Người dân được thông tin, tuyên truyền để bảo vệ an toàn thông tin trên môi trường mạng.

- Tuyên truyền các hội nghị, cuộc họp nhân dân; trên hệ thống Đài truyền thanh thị trấn có 6 tin, bài. Tuyên truyền thường xuyên

về các chủ trương chuyển đổi số; ngoài ra còn treo băng rôn khẩu hiệu tuyên truyền theo chủ đề được 10 lượt.

* Đánh giá: Đạt

3.4. Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh.

- Có trên 75% người trưởng thành (người trên 15 tuổi là 5.770/7.690 người) có điện thoại thông minh.

* Đánh giá: Đạt

3.5. Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử.

* Đánh giá: Đang triển khai

+ Chỉ tiêu đạt: 4/5

+ Chỉ tiêu đang triển khai: 1/5

4. Đánh giá mức độ đạt theo các chỉ tiêu, nội dung về Hạ tầng nền tảng số:

4.1. Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang, mạng thông tin di động 3G/4G/5G được phủ đến các hộ gia đình.

- Có trên 80% hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng cáp quang.

- Hạ tầng mạng 3G/4G/5G được phủ sóng dịch vụ đến 100% hộ gia đình.

* Đánh giá: Đạt

4.2. Hạ tầng và trang thiết bị CNTT tại UBND thị trấn được kết nối vào đường truyền số liệu chuyên dùng.

- Hiện có 100% số máy tính tại UBND thị trấn kết nối Internet.

- UBND thị trấn có kết nối mạng Truyền số liệu chuyên dùng.

* Đánh giá: Đạt

4.3. Có 100% cán bộ, công chức có máy tính phục vụ công việc.

- Hiện có 31/31 CBCC thị trấn được trang bị máy tính, đạt 100%.

* Đánh giá: Đạt

4.4. Có hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được kết nối thông suốt từ thị trấn đến huyện, tỉnh và Trung ương (Khuyến khích đến cấp khu phố).

- UBND thị trấn có hệ thống phòng họp truyền hình trực tuyến.

* Đánh giá: Đạt

4.5. Có điểm phát wifi công cộng tại các địa điểm quan trọng trong thị trấn tuỳ thuộc điều kiện (như tại UBND thị trấn, nhà văn hoá, các điểm du lịch,...).

- Có hệ thống wifi công cộng miễn phí tại bộ phận một cửa UBND thị trấn và 22 nhà văn hóa ở 22 khu phố. 2 điểm bưu điện văn hóa thị trấn.

* Đánh giá: Đạt

4.6. Có hệ thống Camera an ninh trên địa bàn kết nối về UBND hoặc công an thị trấn.

- Hiện có 03 cái tại UBND thị trấn. Đang triển khai trên địa bàn thị trấn.

* Đánh giá: Đang triển khai

4.7. Hệ thống Đài tuyền thanh thị trấn có ứng dụng viễn thông, công nghệ thông tin, thu phát không dây, tín hiệu 4G, tắt mở tự động.

* Đánh giá: Đạt

4.8. Điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông tại thị trấn trở thành điểm tư vấn, hỗ trợ, triển khai các dịch vụ chuyển đổi số.

- Có 2 điểm phục vụ của mạng bưu chính công cộng có kết nối Internet băng rộng cố định gồm bưu điện cấp thị trấn; tại KP

Hồng Sơn và Phố 1 Lâm Xa.

* Đánh giá: Đạt

+ Chỉ tiêu đạt: 7/8

+ Chỉ tiêu đang triển khai: 1/8

(Kết quả chi tiết đánh giá theo Phụ lục kèm theo)

* Kết quả chung

+ Tổng chỉ tiêu đạt: 27/30.

+ Tổng chỉ tiêu đang triển khai: 3/30.

+ Trong đó có 2 chỉ tiêu chưa đánh giá năm 2022.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả nổi trội về Chuyên đổi số của đơn vị.

* Thuận lợi:

- Được sự lãnh, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ thị trấn đến các khu phố, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị trấn.

- Có sự ủng hộ, hưởng ứng tham gia của người dân trên địa bàn.

- Cơ sở vật chất, hạ tầng ở thị trấn đảm bảo đầy đủ.

- Sự hỗ trợ của Trung tâm Viên thông Bá Thước, Viettel Bá Thước về cung cấp dịch vụ mạng Internet, 3G/4G/5G và các ứng dụng thiết bị khác..

* Khó khăn:

- Công việc mới tiếp cận, cán bộ phụ trách kiêm nhiệm, tập huấn chưa nhiều.

- Công tác đấu mối với các doanh nghiệp trên địa bàn, đối với cấp cơ sở còn khó khăn.

- Kinh phí chi cho công tác chuyển đổi số cấp thị trấn năm 2022 không được phân bổ từ đầu năm.

* Tồn tại:

- Do dịch Covid-19 đầu năm diễn biến phức tạp, đến tháng 5/2022 mới bước vào triển khai các nội dung và tập huấn, do vậy quá chậm tiến độ.

- Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu cho UBND tỉnh ban hành bộ chỉ số đối với cấp xã, thị trấn quá chậm; sau đó lại đính chính số điểm chỉ số.

* Từ những thuận lợi, khó khăn, tồn tại nêu trên; chuyển đổi số thành công sẽ mang lại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân sự chuyển dịch mạnh mẽ, trong giải quyết công việc hành chính, thời gian và sức lao động của người dân.

2. Đánh giá đối với các nội dung chưa hoàn thành:

- Hệ thống Camera an ninh trên địa bàn kết nối về UBND hoặc công an thị trấn. Do thị trấn mới sáp nhập, địa bàn rộng có nhiều

điểm phức tạp về ANTT, nên số lượng phải từ 30 - 50 cái.

- Hồ sơ sức khỏe điện tử người dân chưa quan tâm nhiều.

- Nhà ở, cá nhân hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trên địa bàn thị trấn được gắn mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số; đang chờ hoàn thành việc gắn địa chỉ số.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TIẾP THEO

1. Năm 2023 lắp đặt 35 hệ thống Camera an ninh trên địa bàn kết nối về UBND hoặc công an thị trấn Cành Nàng.

2. Tiếp tục tuyên truyền triển khai đến người dân đăng ký hồ sơ sức khỏe điện tử, để thuận tiện cho việc khám, chữa bệnh.

3. Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp tiếp tục đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, để việc quảng bá và kinh doanh được phát triển.

4. Nhà ở, cá nhân hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trên địa bàn thị trấn được gắn mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số. Đấu mối với cơ quan chuyên môn, để hoàn thiện hồ sơ địa chỉ số và triển khai thực hiện đến từng hộ dân trên địa bàn.

V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Ủy ban nhân dân thị trấn Cành Nàng đề nghị UBND huyện Bá Thước thẩm định chuyển đổi số và trình cấp có thẩm quyền xem

xét công nhận.

Kết quả thực hiện các nội dung, chỉ tiêu Chuyển đổi số trên địa bàn thị trấn Cành Nàng năm 2022

Đăng lúc: 02/02/2023 00:00:00 (GMT+7)

Báo cáo kết quả thực hiện các nội dung, chỉ tiêu Chuyển đổi số trên địa bàn thị trấn Cành Nàng năm 2022
(Số 255/BC-UBND, ngày 16/12/2022 của UBND thị trấn Cành Nàng)

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG

Thị trấn Cành Nàng có diện tích tự nhiên 25,22 km2; dân số 10.202 người, với 2.495 hộ; gồm 22 khu phố.

Thực hiện Quyết định số 969/QĐ-UBND ngày 18/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu hoàn thành chuyển đổi số

cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025;

Trên cơ sở hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông tại Công văn số 2115/STTT-CNTT ngày 05/10/2022 về việc hướng dẫn

mô hình, nội dung chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân thị trấn Cành Nàng báo cáo kết quả thực hiện

như sau:

I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Công tác Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện

- Đảng ủy thị trấn đã ban hành Công văn số 62-CV/ĐU ngày 15/6/2022 về lãnh đạo công tác chuyển đổi số trên địa bàn thị trấn

Cành Nàng năm 2022.

- Quyết định số 3348/QĐ-UBND ngày 20/6/2022 về việc thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số thị trấn Cành Nàng.

- Quyết định số 3349/QĐ-BCĐ ngày 22/6/2022 của BCĐ chuyển đổi số thị trấn về việc phân công nhiệm vụ cho thành viên Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số.

- Quyết định số 3350/QĐ-BCĐ ngày 22/6/2022 của BCĐ chuyển đổi số thị trấn về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số thị trấn.

- Quyết định 2290/QĐ-UBND ngày 07/4/2022 và Quyết định số 3324/QĐ-UBND ngày 21/4/2022 của UBND thị trấn về thành lập tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn thị trấn Cành Nàng.

2. Công tác thông tin, tuyên truyền

- Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 24/4/2022 về Truyền thông thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thị trấn Cành Nàng.

- Hệ thống Đài truyền thanh thị trấn có chuyên mục riêng về chuyển đổi số. Tần suất phát, thu phát sóng từ 4 lần/1 tháng trở lên

và tiếp sóng đài huyện, tỉnh, Trung ương thường xuyên mỗi khi có chuyên mục về chuyển đổi số quốc gia.

- Trong năm 2022 treo 10 lượt băng rôn khẩu hiệu tuyên truyền về công tác chuyển đổi số quốc gia và triển khai tại địa phương.

3. Công tác ban hành các cơ chế, chính sách, văn bản, quy định

- Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 05/4/2022 về Chuyển đổi số thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày 06/4/2022 về triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ Chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

- Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 24/02/2022 về Chuyển đổi số trên địa bàn thị trấn Cành Nàng năm 2022.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU, MỤC TIÊU

1. Đánh giá mức độ đạt theo các chỉ tiêu, nội dung về Chính quyền số:

1.1. Cán bộ công chức UBND thị trấn có 31/31 đã được cấp và thường xuyên sử dụng thư điện tử công vụ, đạt 100%.

* Đánh giá: Đạt

1.2. Lãnh đạo, cán bộ, công chức thị trấn, chỉ đạo điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử, đạt 100%.

* Đánh giá: Đạt

1.3. Các văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản mật theo quy định).

- Tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử của UBND thị trấn 1.110/1.110 tổng số văn bản của thị trấn (01/12/2021 đến 30/11/2022), đạt

100%.

* Đánh giá: Đạt

1.4. Hồ sơ TTHC tại UBND thị trấn tiếp nhận xử lý được cập nhật, quản lý và giải quyết trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

- UBND thị trấn đã tiếp nhận và xử lý 1.110/1.110, đạt 100%.

* Đánh giá: Đạt

1.5. Tỷ lệ hồ sơ TTHC tiếp nhận, giải quyết trực tuyến.

- UBND thị trấn đã tiếp nhận, xử lý, giải quyết trực tuyến 1.110/1.110, đạt 100%.

* Đánh giá: Đạt

1.6. Ứng dụng nền tảng số hỗ trợ chính quyền cấp xã giao tiếp, tương tác và tiếp nhận các ý kiến, phản ánh, kiến nghị của người dân thông qua công nghệ số.

* Đánh giá: Đạt

1.7. Khai thác, sử dụng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, phần mềm, nền tảng ứng dụng dùng chung từ Trung ương đến địa phương đảm bảo thông suốt, hiệu quả.

- UBND thị trấn đã sử dụng toàn bộ phần mềm, nền tảng ứng dụng dùng chung theo quy định, để khai thác và thực hiện.

* Đánh giá: Đạt

1.8. Đã triển khai các nền tảng công nghệ, ứng dụng phòng, chống dịch theo các hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Thông tin &

Truyền thông.

- UBND thị trấn đã triển khai ứng dụng gồm 4/5 như: Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19; Ứng dụng PC-Covid; Ứng dụng

Smart Thanh Hóa; Ứng dụng phản hồi Thanh Hóa.

* Đánh giá: Đạt

1.9. Trang thông tin điện tử thị trấn. Hoạt động tuân theo qui định Nghị định số 42/2022/NĐ-CP.

* Đánh giá: Đạt

1.10. Thực hiện đảm bảo các chỉ tiêu về Chuyển đổi số theo từng giai đoạn và hàng năm.

- Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 05/4/2022 về Chuyển đổi số thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày 06/4/2022 về triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ Chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

- Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 24/02/2022 về Chuyển đổi số trên địa bàn thị trấn Cành Nàng năm 2022.

* Đánh giá: Đạt

1.11. Tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng số cho đội ngũ cán bộ công chức, người lao động của cơ quan.

- Ngày 26/4/2022 UBND tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn trực tuyến toàn tỉnh cho thành viên Ban Chỉ đạo cấp thị trấn và 66 thành viên của 22 Tổ công nghệ số cộng đồng 22 khu phố.

- Ngày 26/8/2022 UBND thị trấn tổ chức Tập huấn hướng dẫn chuyển đổi số trên địa bàn thị trấn Cành Nàng.

- Ngày 01/12/2022 UBND thị trấn tổ chức lễ ra mắt mô hình “Điểm công nghệ số cộng đồng” trên địa bàn thị trấn Cành Nàng.

- Ngoài ra các đồng chí lãnh đạo UBND, công chức phụ trách chuyển đổi số thị trấn đã được tham gia các hội nghị tập huấn do
cấp trên tổ chức.

* Đánh giá: Đạt

+ Chỉ tiêu đạt: 11/11.

2. Đánh giá mức độ đạt theo các chỉ tiêu, nội dung về Kinh tế số:

2.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất và người dân về chuyển đổi số, phát triển kinh tế, mua bán, phân phối hàng hóa dựa trên môi trường mạng.

- Hệ thống Đài truyền thanh thị trấn có chuyên mục riêng về chuyển đổi số. Tuyên truyền thường xuyên về các chủ trương

chuyển đổi số; ngoài ra còn treo băng rôn khẩu hiệu tuyên truyền theo chủ đề được 10 lượt.

* Đánh giá: Đạt

2.2. Sản phẩm OCOP có thế mạnh của thị trấn đưa lên sàn thương mại điện tử Vỏ sò và Postmart.

- Hiện có 3/3 sản phẩn OCOP gồm: Lạp Sườn họ Hoàng, Khâu Nhục họ Hoàng, Trà Quýt hoi đã đưa lên sàn thương mại điện tử,

đạt 100%.

* Đánh giá: Đạt

2.3. Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, sản xuất và người dân có sản phẩm OCOP, sản phẩm có lợi thế được đưa sàn thương mại điện tử postmart.vn, voso.vn và các sàn thương mại điện tử khác.

- Đã hướng dẫn, hỗ trợ 3/3 sản phẩn OCOP gồm: Lạp Sườn họ Hoàng, Khâu Nhục họ Hoàng, Trà Quýt hoi đã đưa lên sàn

thương mại điện tử, đạt 100%.

* Đánh giá: Đạt

2.4. Tỷ lệ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân sử dụng các kênh thanh toán không dùng tiền mặt để giao dịch trực tuyến.

- Đã triển khai và có trên 70% người dân sử dụng các kênh như: thanh toán tiền điện, cước điện thoại, cước phí các dịch vụ Internet.

* Đánh giá: Đạt

2.5. Nhà ở, cá nhân hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trên địa bàn thị trấn được gắn mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số.

* Đánh giá: Đang triển khai

2.6. Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Hộ sản xuất, kinh doanh có ứng dụng các nền tảng công nghệ số để thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất, kinh doanh.

- Trên địa bàn thị trấn có trên 60% ứng dụng các nền tảng công nghệ số để thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất, kinh doanh.

* Đánh giá: Đạt

+ Chỉ tiêu đạt: 4/6

+ Chỉ tiêu đang triển khai: 2/6

3. Đánh giá mức độ đạt theo các chỉ tiêu, nội dung về Xã hội số:

3.1. Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn thị trấn được thông tin, phổ biến, đào tạo về các dịch vụ công trực tuyến, các dịch vụ số (y tế, giáo dục..)

- Thị trấn Cành Nàng thường xuyên tổ chức các đợt tuyên truyền như: Tổ chức lễ ra mắt mô hình “Điểm công nghệ số cộng đồng” trên địa bàn thị trấn Cành Nàng; các hội nghị, cuộc họp nhân dân; trên hệ thống Đài truyền thanh thị trấn; treo băng rôn khẩu hiệu tuyên truyền.

- Có trên 75% người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn thị trấn được thông tin, phổ biến, đào tạo về các dịch vụ công trực tuyến, các dịch vụ số.

* Đánh giá: Đạt

3.2. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác.

- Hiện có 4.850/7.690 người có tài khoản, chiếm 63%.

* Đánh giá: Đạt

3.3. Người dân được thông tin, tuyên truyền để bảo vệ an toàn thông tin trên môi trường mạng.

- Tuyên truyền các hội nghị, cuộc họp nhân dân; trên hệ thống Đài truyền thanh thị trấn có 6 tin, bài. Tuyên truyền thường xuyên

về các chủ trương chuyển đổi số; ngoài ra còn treo băng rôn khẩu hiệu tuyên truyền theo chủ đề được 10 lượt.

* Đánh giá: Đạt

3.4. Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh.

- Có trên 75% người trưởng thành (người trên 15 tuổi là 5.770/7.690 người) có điện thoại thông minh.

* Đánh giá: Đạt

3.5. Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử.

* Đánh giá: Đang triển khai

+ Chỉ tiêu đạt: 4/5

+ Chỉ tiêu đang triển khai: 1/5

4. Đánh giá mức độ đạt theo các chỉ tiêu, nội dung về Hạ tầng nền tảng số:

4.1. Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang, mạng thông tin di động 3G/4G/5G được phủ đến các hộ gia đình.

- Có trên 80% hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng cáp quang.

- Hạ tầng mạng 3G/4G/5G được phủ sóng dịch vụ đến 100% hộ gia đình.

* Đánh giá: Đạt

4.2. Hạ tầng và trang thiết bị CNTT tại UBND thị trấn được kết nối vào đường truyền số liệu chuyên dùng.

- Hiện có 100% số máy tính tại UBND thị trấn kết nối Internet.

- UBND thị trấn có kết nối mạng Truyền số liệu chuyên dùng.

* Đánh giá: Đạt

4.3. Có 100% cán bộ, công chức có máy tính phục vụ công việc.

- Hiện có 31/31 CBCC thị trấn được trang bị máy tính, đạt 100%.

* Đánh giá: Đạt

4.4. Có hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được kết nối thông suốt từ thị trấn đến huyện, tỉnh và Trung ương (Khuyến khích đến cấp khu phố).

- UBND thị trấn có hệ thống phòng họp truyền hình trực tuyến.

* Đánh giá: Đạt

4.5. Có điểm phát wifi công cộng tại các địa điểm quan trọng trong thị trấn tuỳ thuộc điều kiện (như tại UBND thị trấn, nhà văn hoá, các điểm du lịch,...).

- Có hệ thống wifi công cộng miễn phí tại bộ phận một cửa UBND thị trấn và 22 nhà văn hóa ở 22 khu phố. 2 điểm bưu điện văn hóa thị trấn.

* Đánh giá: Đạt

4.6. Có hệ thống Camera an ninh trên địa bàn kết nối về UBND hoặc công an thị trấn.

- Hiện có 03 cái tại UBND thị trấn. Đang triển khai trên địa bàn thị trấn.

* Đánh giá: Đang triển khai

4.7. Hệ thống Đài tuyền thanh thị trấn có ứng dụng viễn thông, công nghệ thông tin, thu phát không dây, tín hiệu 4G, tắt mở tự động.

* Đánh giá: Đạt

4.8. Điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông tại thị trấn trở thành điểm tư vấn, hỗ trợ, triển khai các dịch vụ chuyển đổi số.

- Có 2 điểm phục vụ của mạng bưu chính công cộng có kết nối Internet băng rộng cố định gồm bưu điện cấp thị trấn; tại KP

Hồng Sơn và Phố 1 Lâm Xa.

* Đánh giá: Đạt

+ Chỉ tiêu đạt: 7/8

+ Chỉ tiêu đang triển khai: 1/8

(Kết quả chi tiết đánh giá theo Phụ lục kèm theo)

* Kết quả chung

+ Tổng chỉ tiêu đạt: 27/30.

+ Tổng chỉ tiêu đang triển khai: 3/30.

+ Trong đó có 2 chỉ tiêu chưa đánh giá năm 2022.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả nổi trội về Chuyên đổi số của đơn vị.

* Thuận lợi:

- Được sự lãnh, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ thị trấn đến các khu phố, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị trấn.

- Có sự ủng hộ, hưởng ứng tham gia của người dân trên địa bàn.

- Cơ sở vật chất, hạ tầng ở thị trấn đảm bảo đầy đủ.

- Sự hỗ trợ của Trung tâm Viên thông Bá Thước, Viettel Bá Thước về cung cấp dịch vụ mạng Internet, 3G/4G/5G và các ứng dụng thiết bị khác..

* Khó khăn:

- Công việc mới tiếp cận, cán bộ phụ trách kiêm nhiệm, tập huấn chưa nhiều.

- Công tác đấu mối với các doanh nghiệp trên địa bàn, đối với cấp cơ sở còn khó khăn.

- Kinh phí chi cho công tác chuyển đổi số cấp thị trấn năm 2022 không được phân bổ từ đầu năm.

* Tồn tại:

- Do dịch Covid-19 đầu năm diễn biến phức tạp, đến tháng 5/2022 mới bước vào triển khai các nội dung và tập huấn, do vậy quá chậm tiến độ.

- Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu cho UBND tỉnh ban hành bộ chỉ số đối với cấp xã, thị trấn quá chậm; sau đó lại đính chính số điểm chỉ số.

* Từ những thuận lợi, khó khăn, tồn tại nêu trên; chuyển đổi số thành công sẽ mang lại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân sự chuyển dịch mạnh mẽ, trong giải quyết công việc hành chính, thời gian và sức lao động của người dân.

2. Đánh giá đối với các nội dung chưa hoàn thành:

- Hệ thống Camera an ninh trên địa bàn kết nối về UBND hoặc công an thị trấn. Do thị trấn mới sáp nhập, địa bàn rộng có nhiều

điểm phức tạp về ANTT, nên số lượng phải từ 30 - 50 cái.

- Hồ sơ sức khỏe điện tử người dân chưa quan tâm nhiều.

- Nhà ở, cá nhân hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trên địa bàn thị trấn được gắn mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số; đang chờ hoàn thành việc gắn địa chỉ số.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TIẾP THEO

1. Năm 2023 lắp đặt 35 hệ thống Camera an ninh trên địa bàn kết nối về UBND hoặc công an thị trấn Cành Nàng.

2. Tiếp tục tuyên truyền triển khai đến người dân đăng ký hồ sơ sức khỏe điện tử, để thuận tiện cho việc khám, chữa bệnh.

3. Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp tiếp tục đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, để việc quảng bá và kinh doanh được phát triển.

4. Nhà ở, cá nhân hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trên địa bàn thị trấn được gắn mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số. Đấu mối với cơ quan chuyên môn, để hoàn thiện hồ sơ địa chỉ số và triển khai thực hiện đến từng hộ dân trên địa bàn.

V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Ủy ban nhân dân thị trấn Cành Nàng đề nghị UBND huyện Bá Thước thẩm định chuyển đổi số và trình cấp có thẩm quyền xem

xét công nhận.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai tiến độ giải quyết TTHC